Các loại cây thảo dược thường xuyên được dùng trong y học cổ truyền

Các loại cây thảo dược thường xuyên được dùng trong y học cổ truyền

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thảo dược, thảo mộc tốt cho sức khỏe con người. Trong y học cổ truyền, có những loại thảo dược đặc trưng, quý hiếm có tác dụng bài trừ dộc tố hay hỗ trợ cải thiện bệnh rất tốt. Bài viết này sẽ cho người đọc tìm hiểu các loại cây thảo dược tốt nhất cho sức khỏe.

Quế chi

Quế là phần thu được từ lớp vỏ thân cành của một số loại thực vật thuộc chi Cinnamomum. Nó có vị cay, mùi thơm và thường được dùng như một vị thuốc hay gia vị trong chế biến thực phẩm.  Theo y học cổ truyền, quế có vị cay hơi ngọt, tính ấm, vào 2 kinh can, thận. 

Quế chi là cành non phơi khô, có vị cay, tính nóng, có độc nhẹ, được quy vào 3 kinh phế tâm và bàng quang. Quế chi có công dụng phát tán phong hàn, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, thông kinh mạch, chữa cảm gió nhức đầu, đau nhức mình, đau nhức xương khớp. 

Nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

Nhân sâm mang tác dụng đại bổ nguyên khí (bổ 5 tạng tâm, can, tỳ, phế, thận), ích huyết sinh tân, định thần, ích trí, sáng mắt, tăng tuổi thọ. Do đó, nhân sâm được dùng trong các trường hợp ho, suyễn, tiêu chảy, nôn mửa, bệnh lâu ngày dẫn đến khí hư, sợ hãi, tiêu khát…

Tam Thất

Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.

Trong Đông y, đặc tính của tam thất có tác dụng:

    • Cầm máu, giảm đau
    • Để chữa các chứng bệnh như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở các khiếu như mắt, tai…
    • Đại tiện ra máu, bị kiết lỵ phân có máu
    • Băng huyết, rong huyết, rong kinh, hoa mắt chóng mặt ở phụ nữ sau khi sinh đẻ
    • Giúp đẩy sản dịch, huyết hôi không thoát ra được ở phụ nữ
    • Chướng hoặc đau bụng
    • Tụ máu hay xuất huyết do trật đả, đau do viêm tấy sưng nề…

Kỷ tử

Ăn kỷ tử trong thời gian dài có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, quả kỷ tử có những công dụng sau đây:

    • Cường thịnh âm đạo và bổ ích tinh huyết.
    • An thần, minh mục, bổ ích tinh bất túc.
    • Nhuận phế, tư thận.
    • Nhuận phế, sinh tân, bổ thận, ích khí.
    • Bổ thận, can, nhuận phế, minh mục, sinh tinh huyết.
    • Tư dưỡng can thận.

Táo đỏ

Cây táo đỏ được trồng phổ biến nhất ở Trung Quốc tại một số tỉnh, thành như Tân Cương, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Phúc Kiến, Tứ Xuyên, Vân Nam,… . Trong y học cổ truyền được nhiều người ưa chuộng, sử dụng phổ biến. Tác dụng của táo đỏ đối với sức khỏe:

    • Hỗ trợ điều trị mất ngủ
    • Cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin C chống lại bệnh tật.
    • Cải thiện hệ tiêu hóa.
    • Giảm táo bón mãn tính.
    • Hỗ trợ người bệnh thận.
    • Khả năng chống ung thư
    • Táo đỏ giúp xương chắc khỏe

CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG

    • Thời gian áp dụng: Từ 8h30 – 21h00 hàng ngày.
    • Lưu ý: Đặt lịch tại đây trước khi tới Miêu Tộc nha quý vị.

——————————————————–

☯️ Miêu Tộc – Dưỡng Sinh Y Quán

💬 m.me/www.mieutoc.vn
📞 Hotline: 0369.364.222 – 0941.939.007
 Thời gian mở cửa: 08h30 – 21h00 hàng ngày
📩 Email: mieutoc.vn@gmail.com
🌎 Website: https://mieutoc.vn/
📲 Fanpage: https://www.facebook.com/www.mieutoc.vn/

🏣 Địa điểm làm việc:
– Trụ sở chính: Số 19 Phố Sơn Tây, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội (Cách Lăng Bác 200m)
– Cơ sở 2: Shophouse C7, Tầng 1, Tòa C, Imperia Sky Garden – Số 423 Minh Khai, P. Vĩnh Tuy, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội (Đối diện Time City).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *